Cảm nghĩ khi đọc xong “Lập trình và cuộc sống”

Đôi khi trông đợi vào một cái gì đó. Nó sẽ khiến chúng ta luôn muốn đạt được. Và rồi! Thời gian trôi qua! Nhỏ thì lớn dần lên. Lớn thì dần già đi. Nhìn xuyên suốt mười năm hay hai mươi năm. Thời gian quá dài!

Việc học lập trình cũng giống đời sống. Lập trình tốt thì cho ra sản phẩm tốt. Đời sống tích cực thì gia đình êm ấm.

Qua việc lập trình, công việc để kiếm tiền hay để có một cuộc sống ý nghĩa? Rất là khó nói!

Nói tóm lại, việc cân bằng giữa “nhiều thứ” thì quan trọng hơn.

Cảm nghĩ khi đọc xong “Hacker lược sử”

Máy tính là một cái gì đó rất xa vời vào những năm 1960. Khi đó người ta lập trình bằng Assembly hoặc Basic. Vì tập lệnh của chip xử lý lúc đó không nhiều. Ngày này với công nghệ phát triển nhanh và mạnh. Tập lệnh của CPU quá nhiều nên khi dùng Assembly để lập trình là “một gánh nặng” cho các lập trình viên.

Sức mạnh của công nghệ nói chung và sức mạnh của máy tính nói riêng. Chúng ta đều thấy phải bỏ công sức đầu tư và cần nhiều thời gian. “Hacker” – Từ mà ngày nay ai cũng ám chỉ đến sự thâm nhập vào mạng máy tính qua lỗ hỏng bảo mật. Ngày xưa, “Hacker” – Là người làm cho cái xác không hồn (phần cứng) trở nên tuyệt diệu. Chẳng hạn như làm phép toán hay sự tương tác giữa người và máy.

Dù như thế nào thì điều mà anh Richard Stallman theo đuổi lâu nay. Đó là phần mềm tự do. Và đến lượt anh Linus Torvalds thì là phần mềm tự do mã nguồn mở. Các giấy phép GPL ra đời. Điều này rất tuyệt! Vì bạn sẽ kế thừa mã nguồn trước đó của người khác. Rồi phát triển thêm, bổ sung thêm cho phần mềm đó hoàn chỉnh. Và các người sau lại tiếp nối như vậy.

Cuộc sống trôi đi. Thời gian trôi qua! Tuy vậy, sự đóng góp cho sự phát triển của nhân loại là rất quan trọng. Tương lai của trí tuệ nhân tạo AI, tưởng như xa vời, thế mà đã thành hiện thực.

“Hacker lược sử” – Một cuốn sách nói về máy tính và quá trình hình thành ngành công nghệ thông tin. Rất đáng để dành thời gian ra đọc!

Cảm nghĩ sau khi đọc xong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài

Một câu chuyện có rất nhiều nhân vật. Một sự quan sát tinh tế của tác giả Tô Hoài về thế giới tự nhiên.

Mỗi nhân vật có những đặc điểm riêng khác nhau. Nhưng rồi, cuối cùng, họ đều là anh em.

Cuối truyện, Mèn quay về bên Mẹ nhưng Mẹ của Mèn đã qua đời! “Ước gì kết truyện Mẹ Mèn còn sống để gặp lại con.”

Chiêm nghiệm về Thiền học

  1. Nghĩ về quá khứ của bản thân, tìm lỗi và cố gắng sửa lỗi ở hiện tại cũng như tương lai.
  2. Ý thức rõ về hành vi, cử chỉ, hành động của bản thân.
  3. Ngồi tĩnh lặng, bình yên trong tâm hồn.
  4. Sự uyên thâm về học thức để có nhận định rõ ràng.

Lại trở về với Linux

Khi tôi “chạy” đi tìm một phiên bản Linux mà tôi cho là ưu việt. Tôi bắt gặp Ubuntu-Mate… Vì Ubuntu-Mate với màu xanh dễ chịu, menu ngữ cảnh có kèm “Mở với quyền Admin”…

Việc cài đặt Linux bây giờ không còn khó khăn gì cả.

Vì sao tôi lại thích Linux đến như vậy?

Nhứng năm 2008, tôi đã có chủ trương chuyển hẳn sang dùng Linux, cụ thể là Ubuntu. Nhưng rồi những “sóng gió”, “chiến tranh thông tin” đưa đẩy tôi dùng Windows. Win thì không có phiền toái gì, chỉ có việc quen dùng nên cứ dùng. Tuy nhiên, Microsoft xem người dùng “chùa” như là “một kẻ cướp”, “đánh cắp sức lao động” của họ.

Sau nhiều năm suy tư, cuối cùng tôi lại trở về với Linux. Có phải tôi đề cao Linux quá không? Đúng vậy! Tôi khẳng định như vậy!

Xuất xứ của nhân hệ điều hành Win và Linux khác nhau rất nhiều. Một bên kèn cựa, cạnh tranh, mua bán để có được. Một bên sức lao động, trí sáng tạo có được, rồi chia sẻ cùng phát triển.

Ông Gates chủ trương trở thành nhà Kinh doanh – Doanh nhân.

Trái lại, anh Linus chủ trương trở thành nhà Khoa học – Danh nhân.

Vậy hai vĩ nhân này bạn mến ai hơn!?

Tự Nhiên

“… Không Tự Nhiên Có

Thì

Không Tự Nhiên Mất Đi…”

(12h25′ CN 27/11/2022)