Máy tính là một cái gì đó rất xa vời vào những năm 1960. Khi đó người ta lập trình bằng Assembly hoặc Basic. Vì tập lệnh của chip xử lý lúc đó không nhiều. Ngày này với công nghệ phát triển nhanh và mạnh. Tập lệnh của CPU quá nhiều nên khi dùng Assembly để lập trình là “một gánh nặng” cho các lập trình viên.
Sức mạnh của công nghệ nói chung và sức mạnh của máy tính nói riêng. Chúng ta đều thấy phải bỏ công sức đầu tư và cần nhiều thời gian. “Hacker” – Từ mà ngày nay ai cũng ám chỉ đến sự thâm nhập vào mạng máy tính qua lỗ hỏng bảo mật. Ngày xưa, “Hacker” – Là người làm cho cái xác không hồn (phần cứng) trở nên tuyệt diệu. Chẳng hạn như làm phép toán hay sự tương tác giữa người và máy.
Dù như thế nào thì điều mà anh Richard Stallman theo đuổi lâu nay. Đó là phần mềm tự do. Và đến lượt anh Linus Torvalds thì là phần mềm tự do mã nguồn mở. Các giấy phép GPL ra đời. Điều này rất tuyệt! Vì bạn sẽ kế thừa mã nguồn trước đó của người khác. Rồi phát triển thêm, bổ sung thêm cho phần mềm đó hoàn chỉnh. Và các người sau lại tiếp nối như vậy.
Cuộc sống trôi đi. Thời gian trôi qua! Tuy vậy, sự đóng góp cho sự phát triển của nhân loại là rất quan trọng. Tương lai của trí tuệ nhân tạo AI, tưởng như xa vời, thế mà đã thành hiện thực.
“Hacker lược sử” – Một cuốn sách nói về máy tính và quá trình hình thành ngành công nghệ thông tin. Rất đáng để dành thời gian ra đọc!